Từng bước chuyển đổi nghề cho ngư dân

Ngoài 1.352 phương tiện khai thác thuỷ sản dưới 20CV có đăng ký, đăng kiểm, nhiều ngư dân ven biển còn tận dụng hàng ngàn phương tiện nhỏ để khai thác ven bờ làm nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt nhanh. Thực trạng trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản hiện nay.

khai thác ven bờ
Gia tăng phương tiện khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nguyễn Bửu San nhận định, hiện nay nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang giảm dần, cả về trữ lượng lẫn sản lượng. Đặc biệt, nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Cạn kiệt

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ven bờ là do khai thác trái phép quá mức, khai thác có tính sát hại nguồn lợi như: đẩy te, đáy biển, lưới kéo, câu, lưới rê, lú huế và ốc  mực. Vì vậy, để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ven bờ hiệu quả, cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo đa dạng sinh học, cần phải chuyển đổi hướng cho ngư dân chuyển sang khai thác xa bờ và các nghề khác. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh Phạm Văn Sóng cho biết, hiện nay phương án tổng thể chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân khai thác ven bờ đã được xây dựng nhưng đang gặp khó về nguồn vốn để thực hiện.

Gần 30 năm lập gia đình, cũng ngần ấy thời gian ông Phan Văn Đức, xã Khánh Hoà, huyện U Minh bám biển cạn để mưu sinh bằng nghề đặc lú huế. Ông Đức cho biết, tôm, cá cạn kiệt nhanh, nếu như trước đây 1 ngày thu hoạch 100-200 kg tôm, cá, giờ khai thác cả ngày chỉ được một, hai trăm ngàn đồng, có khi còn lỗ tiền dầu. Muốn chuyển đổi nghề nhưng gia đình nghèo không vốn.

Theo tìm hiểu, hầu hết bà con ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ chủ yếu là những hộ nghèo, có trình độ học vấn thấp. Do đó, muốn chuyển họ sang buôn bán hay kinh doanh gần như không thể, còn muốn chuyển sang sản xuất nông nghiệp hay chăn nuôi thì không đất đai.

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có số phương tiện khai thác thuỷ sản nhiều nhất tỉnh. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Lâm Văn Phú cho biết, thực trạng phương tiện khai thác ven bờ gia tăng, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ cạn kiệt nhanh đang là mối quan tâm lớn nhất của địa phương. Ðịa phương đang phối hợp chặt với các ngành chức năng để quản lý số phương tiện khai thác ven bờ. Đồng thời, tuyên truyền ngư dân không khai thác vào vùng cấm và sử dụng các dụng cụ cấm trong khai thác thuỷ sản, xây dựng các mô mình chuyển đổi nghề cho ngư dân nhưng đang gặp khó về nguồn vốn.

Mở hướng

Ông Nguyễn Bửu San cho biết thêm, chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ cho ngư dân theo hướng thân thiện với môi trường là giải pháp quan trọng để phát triển nghề khai thác thuỷ sản bền vững. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh triển khai xây dựng được 9 mô hình chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven bờ. Nhìn chung, các mô hình đều phát huy hiệu quả tích cực, nhưng trong thực tế lại không nhân rộng được do hầu hết ngư dân khai thác ven bờ đều trình độ thấp, nghèo khó, không vốn, không tài sản tín chấp khi vay ngân hàng để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Bửu San cho biết, thời gian tới sẽ tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án Bảo vệ nguồn lợi ven biển và Sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ để thành lập các mô hình chuyển đổi nghề cho ngư dân. Đặc biệt, thành lập mô hình đồng quản lý ở các xã ven biển thuộc các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Ngoài hỗ trợ vốn giúp đỡ ngư dân sinh kế, những tháng vào mùa sinh sản của cá, tôm, cần thành lập các tổ, đội tàu tuần tra quản lý các phương tiện khai thác trái phép trong vùng biển cấm.

Anh Phan Văn Sơn, thành viên của mô hình đồng quản lý ấp Mũi Tràm, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trước đây nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt làm cho đời sống ngư dân trở nên khó khăn. Sau khi được Nhà nước thành lập tổ đồng quản lý, nhiều ngư dân hỗ trợ vốn cùng thực hiện mô hình nuôi sò huyết trên bãi biển mang lại hiệu quả, giúp xoá đói giảm nghèo.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo ngành nông nghiệp cần phối hợp với các viện, trường đại học trong cả nước sớm điều tra đánh giá lại trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển của tỉnh để lập phương án tổng thể cho nghề khai thác. Trong đó, đặc biệt chú trọng chuyển đổi nghề khai thác ven bờ. Do nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, cùng lúc không thể chuyển đổi một số lượng lớn phương tiện khai thác ven bờ, nên lập phương án chuyển đổi qua từng năm, từng giai đoạn, nghề nào khai thác mang tính sát hại nguồn lợi thuỷ sản cao thì lập phương án ưu tiên chuyển đổi trước. Quá trình chuyển đổi nghề, cơ cấu lại phương tiện khai thác cũng phải có lộ trình và bước đi hợp lý trên cơ sở kế thừa để người dân không bị hụt hẫng khi bỏ nghề cũ nhưng nghề mới chưa thạo./.

Báo Cà Mau, 20/12/2015
Đăng ngày 22/12/2015
Bài và ảnh: Trung Đỉnh
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:29 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:29 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:29 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 08:29 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 08:29 29/04/2024